​Lịch sử ra đời của máy bán hàng tự động: xuất phát máy từ bán nước thánh tại Ai Cập cổ đại

Cập nhật: 26/07/2023 11:25 - Lượt xem: 454

Trái với việc sử dụng máy bán nước tự động như một công cụ tiện dụng trong xã hội hiện đại ngày nay, chiếc máy đầu tiên trên thế giới ra đời ở Ai Cập là để bán… nước thánh.

Trái với việc sử dụng máy bán nước tự động như một công cụ tiện dụng trong xã hội hiện đại ngày nay, chiếc máy đầu tiên trên thế giới ra đời ở Ai Cập là để bán… nước thánh.

Buổi trưa nắng gắt, xung quanh không có xe bán hàng rong nào, bạn đang đi bộ thì cảm thấy khát nước vô cùng. Liếc mắt thấy một máy bán hàng tự động có cơ man nào là nước giải khát, bạn liền tạt vào ngay. Chỉ trong vài phút "lạch cạch leng keng", bạn đã có ngay thứ có thể cứu rỗi cơn khát trong cổ họng.

Đó là thời nay, nhưng nếu đổi lại là vào thế kỷ thứ 1 và ở Ai Cập, đồng xu leng keng vào trong máy sẽ cho ra… nước thánh để tẩy trần linh hồn của bạn.

Thiết bị bán tự động này do nhà toán học Hero của Alexandria sáng chế ra, nhằm mục đích hạn chế lượng nước thánh mà mỗi tín đồ được nhận ở đền thờ. 
Các đồng xu khi được bỏ vào rãnh sẽ đẩy thanh chắn bên trong, giúp các tín đồ nhận được một lượng nước thánh được cân đong đo đếm chính xác. Không ai được nhận nhiều hay ít hơn những gì họ phải trả.

Những chiếc máy bán hàng tự động với hình hài mà chúng ta bắt gặp ngày nay cũng được bắt đầu từ xứ sở sương mù. Vào năm 1857, một máy tự động nhỏ dùng để bán tem được đăng ký bằng sáng chế.

Tiếp theo đó, vào năm 1883, máy phân phối bưu thiếp siêu lớn được sản xuất bởi hãng Percival Everitt ra đời. Cũng là vào cùng thời điểm này đây, một cải tiến mới được áp dụng cho rãnh bỏ xu: khi hết hàng, rãnh cũng tự động đóng.

Đức cũng nhanh chóng áp dụng phát minh này, khi nhà sản xuất Max Sielaff thiết kế máy bán hàng tự động cho kẹo socola, và sau đó là thức uống.

Ở một sự kiện triển lãm năm 1896 ở Berlin, Max Sielaff còn cho trưng bày cả một nhà hàng hoàn toàn được bán bằng máy tự động dùng xu.

Năm 1902, Horn và Hardart ở Mỹ cho ra đời quán cà phê trả xu đầu tiên tên Automats, tọa lạc tại Philadelphia và New York. 

Các món ăn tại đây được trưng bày đằng sau cửa kính cho khách hàng thưởng lãm và chọn lựa. Khi quyết mua thứ gì đó, khách chỉ cần thả xu vào rãnh thanh toán là lấy được món ăn ra ngay mà không cần phải chờ đợi hay xếp hàng mệt mỏi.

Người dân thời bấy giờ rất thích việc mua thức ăn qua máy tự động, nhưng ý tưởng này mau chóng lép vế trước sự ra đời của những hãng bán thức ăn nhanh như McDonalds.

Tuy nhiên, máy bán tự động không chỉ được áp dụng cho thức ăn. Cũng ở Anh vào năm 1937, nhà xuất bản Allen Lane cho ra đời máy tự động cho sách Penguin. Ông đặt tên cho mấy cái máy này là Penguincubator và chúng bán cực kỳ chạy ở các trạm xe.

Và rồi số phận của máy bán hàng tự động thực sự rực rỡ nhất khi đến Nhật. Cho đến hiện tại, vẫn có đến 5,5 triệu cái vẫn đang vận hành liên tục ở đất nước Mặt trời mọc. 

Với Nhật, sử dụng máy bán hàng tự động đã trở thành một nét văn hóa. Phim hoạt hình, các tác phẩm văn học, cho đến tranh vẽ, đều có mặt của những cái tủ kim loại này. Có lẽ là vì tính kỷ luật cao, ý thức bảo vệ tài sản công cộng và niềm yêu thích đặc biệt đối với những hệ thống tự động hóa, mà người Nhật dành cho máy bán hàng tự động một sự ưu ái đến như vậy.

Và cũng chỉ mới 50 năm trước thôi, những máy bán hàng bỏ xu này cũng là nguồn cảm hứng cho sự ra đời của máy ATM và máy rút tiền bằng token, trước khi thẻ tín dụng trở nên phổ biến.

Tại Việt Nam, việc áp dụng máy bán hàng tự động tuy không quá rộng rãi, nhưng cũng không thể không thừa nhận rằng con cháu của chúng là máy ATM cũng đã đem lại không ít tiện nghi cho cuộc sống bận rộn của chúng ta. 

Giờ đây, các máy bán và phân phối tiền tự động không còn là biểu tượng của sự ban phát đặc ân tôn giáo như mục đích ra đời ban đầu nữa, mà là biểu trưng cho lối sống mới của một xã hội tự do và coi trọng sự tiện dụng.

facebook
messenger
zalo
hotline